Tiềm năng đó dễ dàng nhận thấy ở khoảng cách địa lý giữa hai trung
tâm kinh tế lớn nhất cả nước, Thủ đô Hà Nội và TPHCM, giữa các tỉnh với
nhau là không hề nhỏ trong khi nhu cầu kết nối, vận chuyển hàng hoá lại
rất lớn. Chưa hết, rõ ràng là khi đất nước chính thức mở cửa với quốc tế
thì bưu chính nổi lên như một cột trụ không thể thiếu của chiếc cầu nối
giữa Việt Nam với thế giới.
Khi bài viết này lên trang cũng là lúc Tập đoàn chuyển phát nhanh DHL
và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức ra mắt liên
doanh DHL-VNPT Express. Được biết DHL-VNPT Express là liên doanh đầu
tiên được Chính phủ phê duyệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của WTO.
Chỉ trong vài năm trở lại đây, bên cạnh sự xuất hiện của những tên
tuổi truyền thống như VNPT, Viettel, EMS… còn có các tên tuổi lớn đến từ
nước ngoài như DHL, TNT, AT Express, Fedex… và một số doanh nghiệp tư
nhân “thức thời” bắt đầu xuất hiện như Tín Thành và đặc biệt là Hợp
Nhất.
Ra đời khi các công ty bưu chính Nhà nước và các công ty đa quốc gia
đã gây dựng được vị thế của mình nên những thách thức và khó khăn mà các
doanh nghiệp tư nhân này phải đối mặt là vô cùng to lớn. Mặc dù vậy,
bằng những nỗ lực không biết mệt mỏi, các doanh nghiệp tư nhân đã ngày
một khẳng định được tên tuổi của mình, tạo dựng được lòng tin từ phía
người tiêu dùng. Một trong số đó không xa lạ gì với người tiêu dùng –
công ty TNHH Thương mại và CPN Hợp Nhất (HNC).
Điều đầu tiên cần phải nói đến chính là một mạng lưới rộng khắp. Tính
cho đến thời điểm hiện nay, ngoài HNC, chưa một doanh nghiệp CPN tư
nhân nào phủ kín được cả 64 tỉnh thành trên cả nước với 100 điểm giao
dịch thu phát và đội ngũ 700 nhân viên chuyên nghiệp.
Chưa hết HNC còn chủ động bắt tay với các mạng lưới khác để có thể
đáp ứng được tối đa nhu cầu giao nhận hàng hoá của khách hàng. Hiện
doanh nghiệp này đã có trụ sở tại Singapore và trong trong năm 2007 sẽ
là Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ngoài ra, qua tổng đài 1900 58 58 06,
HNC sẽ giải quyết tất cả các vấn đề về hậu mãi và nhận bảo hiểm 100%
giá trị hàng hoá giao nhận.
Với những thành tích xuất sắc, đầu tháng 4 vừa qua HNC đã vượt qua
283 doanh nghiệp, để lọt vào danh sách 98 “Thương hiệu mạnh Việt Nam
2006” do Thời báo Kinh Tế Việt Nam và Cục xúc tiến Thương mại tổ chức.
Đại diện Hợp Nhất cho rằng muốn tồn tại và hội nhập WTO không có cách
nào khác là doanh nghiệp phải tự làm mới mình bằng các dịch vụ ưu việt
cho khách hàng lựa chọn và chế độ hậu mãi tốt. Với những nhân tố tiêu
biểu trên cộng với khả năng nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy, HNC
đang dần nổi lên như môt công ty chuyển phát nhanh tư nhân mạnh nhất
hiện nay. Tính đến hết năm 2006, doanh thu của HNC đã lên tới 70 tỷ –
một con số thực sự ấn tượng với 1 doanh nghiệp tư nhân.
Năm 2006, dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có bước tăng trưởng
rất mạnh, doanh nghiệp có mức tăng thấp nhất cũng đạt trên 20%. Tất cả
những lý do đó hứa hẹn năm 2007, dịch vụ này sẽ tăng trưởng nhanh hơn
nữa. Sẽ không có gì là quá ngạc nhiên nếu như HNC nói riêng và các doanh
nghiệp tư nhân khác nói chung tiếp tục đạt được thành công trong tương
lai và chắc hẳn cho đến lúc này, những người đã từng băn khoăn xem có
nên đầu tư vào bưu chính hay không đã tìm được câu trả lời cho riêng
mình.