Trong phiên thảo luận về Dự án Luật Bưu chính mới đây, nhiều đại biểu
Quốc hội đề nghị, cần giữ vững nguyên tắc xây dựng luật là “tạo môi
trường thông thoáng và cạnh tranh bình đẳng”. Pháp lệnh BCVT năm 2002 đã
xác định mở cánh cửa thị trường bưu chính cho nhiều thành phần kinh tế
được tham gia kinh doanh. Tuy nhiên việc xác định ranh giới điều chỉnh
của Pháp lệnh BCVT đối với các dịch vụ bưu chính và chuyển phát còn chưa
thống nhất, đồng thời một số dịch vụ không phải là dịch vụ bưu chính
nhưng lâu nay vẫn được cung cấp trên mạng bưu chính như tiết kiệm bưu
điện, chuyển tiền bưu điện, bảo hiểm bưu điện hoặc phát hành báo chí bị
điều chỉnh bởi Pháp lệnh BCVT là chưa phù hợp. Theo Bộ trưởng Bộ
TT&TT Lê Doãn Hợp, những bất cập kể trên sẽ được giải quyết khi xây
dựng Luật BC. Theo dự thảo Luật BC, sẽ chỉ có hai lĩnh vực BC và chuyển
phát được điều chỉnh bởi Luật này. Đồng thời, dự thảo Luật bổ sung thêm
quy định quản lý đối với một số hình thức hoạt động thương mại khác như:
Nhượng quyền thương mại, đại diện thương nhân, chi nhánh, đại lý cho DN
bưu chính nước ngoài.
Điểm được các ĐBQH quan tâm là vai trò và vị trí của Tổng công ty Bưu
cính Việt Nam (VNPost) trong hệ thống doanh nghiệp chuyển phát. Hiện Nhà
nước đã quy định dịch vụ dành riêng cho VNPost chuyển phát thư thường
dưới 2kg, như là một cơ chế hỗ trợ cho việc thực hiện các nghĩa vụ công
ích về bưu chính mà Nhà nước giao. Nhưng thời gian qua theo phản ánh của
VNPost, có nhiều DN đã vi phạm giới hạn dành riêng thông qua các hình
thức khuyến mãi, chiết khấu hoa hồng cho khách hàng lớn. Để khắc phục
tình trạng này, dự thảo Luật đã quy định nguyên tắc cạnh tranh: Cấm
khuyến mãi làm ảnh hưởng tới phạm vi dịch vụ bưu chính dành riêng, đồng
thời, VNPost không được sử dụng doanh thu từ dịch vụ bưu chính dành
riêng để trợ cấp hoặc bù lỗ cho các dịch vụ cạnh tranh khác của VNPost.
Mặc dù dự án Luật đã xác định nguyên tắc “bảo đảm thị trường bưu chính
cạnh tranh bình đẳng”, song do tồn tại các quy định về dịch vụ BCCI,
dịch vụ dành riêng khiến nhiều ĐBQH cho rằng Luật còn thể hiện nhiều ưu
ái cho VNPost dành thế độc quyền trên thị trường bưu chính. Trong phiên
thảo luận của UBTV Quốc hội chiều 14/8, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -
Ngân sách Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần xem xét lại điều 6 của
dự thảo, không nên ghi rõ tên VNPost là DN được giao làm dịch vụ công
ích, mà chỉ nên ghi chung chung là Nhà nước chỉ định một hoặc một số DN
làm nhiệm vụ này. Cũng theo ông Hiển, việc quy định DN phải xin giấy
phép kinh doanh bưu chính và giấy thông báo hoạt động kinh doanh bưu
chính là không hợp lý bởi các DN khi tham gia kinh doanh đã phải xin
giấy phép kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, nếu phải xin
thêm giấy phép kinh doanh bưu chính nữa là đi ngược lại xu hướng cải
cách thủ tục hành chính. Một số đại biểu khác cũng cho rằng dự thảo Luật
gần như cho phép VNPost được độc quyền trên thị trường bưu chính, bởi
VNPost vừa được Nhà nước tập trung nguồn lực lại vừa ưu đãi mảng BCCI và
dịch vụ dành riêng để kinh doanh. Báo cáo giải trình tại phiên họp, Bộ
trưởng Bộ TT&TT Lê Doãn Hợp khẳng định, Luật Bưu chính được xây dựng
theo hướng hoàn toàn mở cửa cạnh tranh thị trường bưu chính. Sở dĩ có
việc ưu tiên cho VNPost là do từ trước tới nay, đối với những thị trường
khó khăn chỉ có VNPost phải bảo đảm phục vụ, còn thị trường thuận lợi
thì có rất nhiều DN tham gia. Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng
phân tích thêm, thị trường bưu chính đã mở cửa cạnh tranh từ lâu và Luật
Bưu chính sẽ không dành bất cứ sự độc quyền nào cho VNPost. Việc cung
ứng dịch vụ BCCI và bưu chính bắt buộc là trách nhiệm của Nhà nước,
VNPost kinh doanh dịch vụ công ích là làm nhiệm vụ nhà nước giao theo cơ
chế đặt hàng. Dịch vụ dành riêng là điều kiện của Nhà nước để giúp
VNPost thực hiện nhiệm vụ công ích. Hiện thị trường chuyển phát thư có
rất nhiều DN tham gia nhưng không doanh nghiệp nào có đủ điều kiện để
cung cấp dịch vụ công ích, do đó, cần phải có công cụ quản lý là giấy
phép kinh doanh chuyển phát thư nếu không thị trường này sẽ bị cạnh
tranh không lành mạnh. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị,
phạm vi điều chỉnh Luật cần cân nhắc để cho phép một số DN khác tham gia
khai thác và sử dụng hạ tầng, hệ thống mạng để cung cấp dịch vụ bưu
chính. Trong giai đoạn quá độ, Nhà nước giao một số nhiệm vụ có tính đặc
thù như BCCI, Bưu chính dành riêng cho một DN nhưng cần có một chương
riêng nói về các điều này, trong đó nêu rõ tính cần thiết và nguyên tắc,
Chính phủ giao cho ai theo cơ chế nào.
Bãi bỏ giấy phép thử nghiệm dịch vụ chuyển phát thư
Luật BC sẽ bãi bỏ giấy phép thử nghiệm dịch vụ chuyển phát thư (CPT) và
các dịch vụ khác trên mạng bưu chính công cộng (BCCC). Khoản 1, điều 28
Pháp lệnh BCVT quy định “DN chưa đủ điều kiện cấp phép kinh doanh dịch
vụ CPT sẽ được cấp phép thử nghiệm dịch vụ CPT với thời hạn không quá 1
năm…” Song trên thực tế, quy định như vậy khó khả thi và chưa phù hợp
với các DN, bởi sau 1 năm thì những DN mới bắt đầu tham gia thị trường
chưa thể có kết quả kinh doanh tốt được. Theo Ban soạn thảo dự án Luật,
việc bãi bỏ giấy phép thử nghiệm dịch vụ CPT sẽ tạo cơ chế thông thoáng
cho DN trong hoạt động kinh doanh, giảm thủ tục hành chính và tránh sự
chồng chéo trong quản lý nhà nước.
Bãi bỏ giấy phép thử nghiệm dịch vụ chuyển phát thư
Luật BC sẽ bãi bỏ giấy phép thử nghiệm dịch vụ chuyển phát thư (CPT) và
các dịch vụ khác trên mạng bưu chính công cộng (BCCC). Khoản 1, điều 28
Pháp lệnh BCVT quy định “DN chưa đủ điều kiện cấp phép kinh doanh dịch
vụ CPT sẽ được cấp phép thử nghiệm dịch vụ CPT với thời hạn không quá 1
năm…” Song trên thực tế, quy định như vậy khó khả thi và chưa phù hợp
với các DN, bởi sau 1 năm thì những DN mới bắt đầu tham gia thị trường
chưa thể có kết quả kinh doanh tốt được. Theo Ban soạn thảo dự án Luật,
việc bãi bỏ giấy phép thử nghiệm dịch vụ CPT sẽ tạo cơ chế thông thoáng
cho DN trong hoạt động kinh doanh, giảm thủ tục hành chính và tránh sự
chồng chéo trong quản lý nhà nước.
Luật BC sẽ bãi bỏ giấy phép
thử nghiệm dịch vụ chuyển phát thư (CPT) và các dịch vụ khác trên mạng
bưu chính công cộng (BCCC). Khoản 1, điều 28 Pháp lệnh BCVT quy định “DN
chưa đủ điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ CPT sẽ được cấp phép thử
nghiệm dịch vụ CPT với thời hạn không quá 1 năm…” Song trên thực tế, quy
định như vậy khó khả thi và chưa phù hợp với các DN, bởi sau 1 năm thì
những DN mới bắt đầu tham gia thị trường chưa thể có kết quả kinh doanh
tốt được. Theo Ban soạn thảo dự án Luật, việc bãi bỏ giấy phép thử
nghiệm dịch vụ CPT sẽ tạo cơ chế thông thoáng cho DN trong hoạt động
kinh doanh, giảm thủ tục hành chính và tránh sự chồng chéo trong quản lý
nhà nước.