Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành cả chiều qua bàn thảo về dự thảo
Luật Bưu chính - một lĩnh vực được coi là có lịch sử lâu đời và có vai
trò quan trọng trong việc bảo mật thông tin quốc gia.
Ủy ban Khoa
học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội cho rằng, Luật Bưu chính sẽ tạo
môi trường cạnh tranh bình đẳng và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu
chính… Trong đó, Tổng công ty Bưu chính VN (VNPost) thuộc Tập đoàn VNPT
vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp các dịch vụ đặc thù và mảng
bưu chính công ích. Do đó, VNPost sẽ được hưởng một số chính sách ưu đãi
như được hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động, được tận dụng cơ sở hạ
tầng sẵn có như hệ thống bưu điện, bưu cục tại các tỉnh, thành, địa
phương...
Bưu chính VN bắt đầu tách khỏi viễn thông ra ở riêng từ năm 2006. Ảnh:
Thị
trường bưu chính VN tiếng là đã có hàng chục đơn vị tham gia cung cấp
dịch vụ song phần "xương xẩu" nhất là cung ứng các dịch vụ tới vùng sâu
vùng xa vẫn do phía VNPost gánh. Mảng thị phần này được gọi là dịch vụ
công ích, hàng năm Nhà nước trích khoảng 1.000 tỷ đồng để bù lỗ cho
VNPost để doanh nghiệp này tiếp tục "kìm" giá cước bưu chính, tem thư.
Tuy
nhiên, khi đề cập đến một số điều khoản trong dự thảo Luật Bưu chính,
một số đại biểu quốc hội cho rằng có quá nhiều ưu đãi dành riêng cho
phía VNPost được đưa vào trong dự thảo Luật, tạo điều kiện để thị trường
bưu chính quay về thời kỳ độc quyền.
Đại biểu Nguyễn Văn Thuận
hỏi thẳng: "Luật Bưu chính ban hành là để mọi thành phần kinh tế tham
gia hay chỉ dành riêng cho Tập đoàn VNPT. Nguyên tắc xây dựng Luật là
đảm bảo cạnh tranh chống độc quyền vậy có cần phải đưa quá nhiều ưu ái
riêng cho VNPT vào trong Luật hay không?".
Theo ông Thuận, dự thảo
Luật gần như cho phép VNPost được độc quyền trên thị trường bưu chính.
Doanh nghiệp này không chỉ được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí, cơ sở
hạ tầng, trang thiết bị mà còn được chỉ định khai thác một thị trường
riêng - mảng dịch vụ đặc thù, và bưu chính công ích. Ông Thuận chốt lại
"Tôi muốn biết ngành bưu chính VN sẽ được xây dựng theo mô hình nào -
đảm bảo cạnh tranh, phát triển kinh doanh hay Nhà nước tiếp tục bù lỗ?".
Ông
Thuận đề nghị tách các dịch vụ ra làm 2 phần công ích và dịch vụ phổ
cập, công khai các điều kiện để các doanh nghiệp tham gia. Đối với dịch
vụ công ích - phần được coi là "xương xẩu" nhưng lại hưởng nhiều ưu đãi
thì nên mở rộng cho mọi thành phần tham gia chứ không chỉ định cho riêng
VNPost. Nghĩa là Nhà nước cấp kinh phí và khoán cho đơn vị đủ điều kiện
cung cấp, có như vậy mới mong thị trường bưu chính phát triển lành mạnh
và bền vững
Một số ý kiến khác cũng cho rằng cần phải làm rõ các
điều khoản trong dự thảo Luật để xác định mục tiêu "cởi trói" cho bưu
chính VN phát triển hay tiếp tục lối tư duy bao cấp xưa. Đại biểu Phùng
Quốc Hiển nhắc lại một hiện tượng đã trở thành tiền lệ xấu là rất nhiều
bộ, ngành khi soạn thảo luật đều đưa vào các chính sách ưu đãi. Dự thảo
Luật Bưu chính cũng lặp lại điều này khi dành quá nhiều điều khoản ưu ái
cho VNPost. Ông Hiển cho rằng nếu luật nào cũng có ưu đãi cho một hoặc
một nhóm doanh nghiệp thì sẽ dẫn đến bất hợp lý và mất ổn định.
Trước
bức xúc của các đại biểu, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho
rằng cũng cần thông cảm cho VNPost họ đang gánh quá nhiều chi phí cho
dịch vụ công ích. Mục tiêu đến năm 2013 bưu chính sẽ thoát lỗ giá dịch
vụ cũng được điều chỉnh dần dần theo hướng thị trường hơn. Ông Kiên
khẳng định: Hội nhập không có nghĩa là mở toang cánh cửa thị trường. Các
nước trên thế giới họ vẫn dành một khoản ưu ái nhất định cho doanh
nghiệp trong nước. "Các đồng chí nhớ là bưu chính là lĩnh vực nhạy cảm
gắn với vấn đề bảo mật thông tin, tài liệu mật của Nhà nước...", ông
Kiên nhắc nhở.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - Lê Doãn
Hợp cho rằng, thực tế ngành bưu chính đang tồn tại quá nhiều vấn đề "bất
cập" từ chính sách cho đến cơ chế giá. Giá cước tem thư đang lạc lậu
quá xa so với thị trường - một lá thư chuyển đi chi phí thực tế là 3.500
đồng, song VNPost vẫn phải giữ giá bán 800 đồng.
"Hiện mỗi năm
ngân sách phải bù cho bưu chính trên dưới 1.000 tỷ, chúng tôi đang quyết
tâm giảm dần để đến năm 2013 bắt đầu hòa vốn và kinh doanh có lãi", ông
Hợp nói.