Tiếng Anh   |   Tuyển dụng   |   Mạng lưới   |   Đường dây nóng:
 

Tin tức & Sự kiện

Ấn Độ siết quản lý bưu chính

24h.com.vn     17-1-2012
ICTnews - Chính phủ Ấn Độ đang gấp rút hoàn thiện dự thảo luật quản lý giá cước đối với dịch vụ bưu chính áp dụng cho cả Bưu chính Ấn Độ (India Post) và các hãng bưu chính tư nhân với tinh thần “không để bài học cước viễn thông lặp lại với giá cước bưu chính”.

Theo dự thảo của dự luật có tên “Luật Bưu chính và Dịch vụ chuyển phát 2010”, các hãng chuyển phát đang hoạt động phải có nghĩa vụ đăng ký với Cơ quan quản lý Bưu chính Ấn Độ (PRAI) các dịch vụ mà họ cung cấp, đăng ký chất lượng dịch vụ và giá cước cho mỗi gói dịch vụ… Thêm vào đó, các hãng bưu chính chuyển phát sẽ phải có trách nhiệm đóng góp vào quỹ bưu chính công ích (USOF) nhằm duy trì dịch vụ bưu chính tại những khu vực khó khăn với mức cước hợp lý nhất dành cho người dân.
Tuy vậy, dự thảo luật này cũng sẽ cởi trói cho các hãng bưu chính chuyển phát tư nhân khi quyết định gỡ bỏ mức giới hạn của luật bưu chính 2006 cho phép các hãng tư nhân được kinh doanh những bưu kiện, gói hàng có trọng lượng dưới 500 gram.
Ước tính của cơ quan quản lý, thị trường bưu chính, chuyển phát Ấn Độ hiện nay có  giá trị khoảng 40 tỷ ru-pi với sự thống trị của 3 hãng lớn là DHL, FedEx India và DTDC.
Theo dự thảo luật mới nhất này, PRAI sẽ trở thành một cơ quản quản lý chuyên biệt về bưu chính giống như TRAI - Cơ quan quản lý viễn thông Ấn Độ, với chức năng đề xuất lên chính phủ các giải pháp quản lý về bưu chính đồng thời chính phủ Ấn Độ cũng sẽ phải tham khảo ý kiến của PRAI mỗi khi muốn đưa ra các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến thị trường. Đề xuất mới nhất của PRAI cho rằng các hãng bưu chính, chuyển phát sẽ phải đăng ký và nhận được một giấy phép kinh doanh có giá trị trong vòng 10 năm (có mất phí và có thể gia hạn) đồng thời cũng có thể rút giấy phép kinh doanh nếu chất lượng dịch vụ của họ không đạt yêu cầu đề ra.
Bên cạnh sự tồn tại của PRAI, Ấn Độ cũng sẽ có các cơ quan “Giải quyết tranh chấp về bưu chính” và “Tòa án Bưu chính” nhằm giải quyết sự bất đồng giữa cơ quan quản lý chính sách và các doanh nghiệp, giữa cơ quan quản lý bưu chính với Chính phủ hay giữa các doanh nghiệp với nhau.
Các doanh nghiệp tỏ ra không mấy “thích thú” việc siết chặt quản lý và nghĩa vụ đóng góp cho quỹ bưu chính công ích này
Các tin liên quan
 
 
  • Chọn đơn vị
  • Mã NSD
  • Mật khẩu

Tư vấn trực tuyến

Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh
Đang truy cập:
2
Tổng lượt truy cập:
2